3 tháng hè tưởng như dài lắm, cuối cùng cũng đã trôi qua, ngày mai đã bước sang 5-9, ngày khai giảng của tất cả các trường trung học trên khắp cả nước, Quang đã bước sang tuổi 12 và năm nay nó sẽ học lớp 7, trong cuộc sống cái gì Quang cũng nhanh, cũng giỏi, thế nhưng trong học tập nó lại bị chê là yếu và chậm, chưa năm nào Quang đạt học sinh giỏi, may mắn lắm mới được giấy khen tiên tiến, đó cũng là điều làm bà Thùy buồn lòng nhất ở cậu con trai.
Quang cũng chẳng mấy bận tâm vì điều này, nó vẫn là một đứa trẻ ham chơi hơn là thích đi học, sự hiếu động chỉ giúp nó đạt điểm cao ở môn thể dục và gần như là điểm thấp ở các môn tự nhiên.
Ngay từ đầu sáng ngày khai giảng năm học mới, mấy đứa xóm nghèo đã í ới rủ nhau lên trường, đứa nào cũng được mẹ mua cho một bộ quần áo mới và có khi cũng là duy nhất trong cả năm.
Vừa ra khỏi đầu xóm, Quang đã thấy thằng Cường mập được mẹ chở đi học, thằng mập này trông cù lần thế thôi nhưng lại học giỏi có tiếng ở khu, năm nào cũng đạt học sinh giỏi, điều này cũng đúng vì mẹ nó là giáo viên nên cả ngày bắt nó ở nhà rồi kèm cặp nó học, chỉ cho đi chơi một lát vào buổi chiều và tối.
Cường mập và Quang học khác trường nhau, bọn trẻ em nghèo như Quang thì chủ yếu tụ về trường huyện để học, học phí rẻ, tiền xây dựng trường và đi thầy cô cũng ít, thằng Cường mập thì học ở trường điểm, nằm giữa thành phố, một ngôi trường 3 tầng khang trang và rộng lớn. Nó tự hào lắm, lần nào ra sân bóng cũng ngồi khoe với bọn xóm dưới, nào là trường tao có tivi, trường tao có quạt trần, tao có bàn học riêng…trường chúng mày, đến nhà vệ sinh cũng chả có mà đi đái…
Khai giảng xong, chỉ có các anh chị lớp 8 và 9 ở lại học, mấy đứa lớp dưới được cho về và sẽ đi học vào hôm sau, thằng Sơn tèo chạy sang lớp Quang, đảo mắt tìm thằng bạn thân :
- Về nhà hay đi đâu chơi đây mày ?
- Tao chả thích về nhà, mày kiếm nơi nào để đi đi.
- Qua nhà thằng Huy bạn tao trên phố ăn kem, hôm qua sinh nhật nó mà tao không biết, đi không ? nó bảo gọi cả mày nữa.
- Kem à, cũng hay đấy, nghe đến là thèm rồi…
- Vậy thì đi nhanh thôi không nó đổi ý !
Thằng Huy học cùng lớp với Sơn tèo, do nghịch ngợm quá nên bị chuyển về trường huyện để học. Nhà nó là cửa hiệu kem An viên có tiếng ở trên thành phố, mà hồi đấy kem đâu có giống với bây giờ, làm gì có kem tươi, kem merino… chỉ có kem đậu xanh, kem chuối, kem socola, giá đắt lắm cũng chỉ 1,2 nghìn một cái.
Gần nhà thằng Huy còn có ông bán kẹo kéo đổi bằng phế liệu đồng nát, mấy đứa đang ăn kem khao sinh nhật thì thằng Huy xin mẹ được mấy cái chìa khóa cũ với vài cái vỏ lon bia, cả lũ nhao nhao ra để bắn kẹo kéo, hồi đấy còn nhỏ cứ bắn xong thấy ông ấy rút kẹo kéo ra, kéo một cái thật dài rồi vo lại đưa cho là thích lắm, lớn rồi mới biết cái kẹo kéo ấy, hóa ra càng kéo dài thì số lượng càng ít, mà nhắc tới kẹo kéo có lẽ bây giờ nó cũng tuyệt chủng rồi chẳng còn mấy người nhớ đến nữa…
Đang nhao nhao mấy cái kem với kẹo kéo, Quang chợt để ý thấy có một gương mặt quen thuộc đi trên chiếc xe oto sang trọng phóng chầm chậm đi qua, nghĩ ngợi mãi, cuối cùng nó cũng nhớ ra đó là Lọ Lem – đúng là cái con bé đanh đá mà Quang đã gặp trong công viên, biết là nó tiểu thư con nhà giầu, ai ngờ nhà nó giầu thế. Quang để ý thấy chiếc xe dừng lại ở ngôi biệt thự 2 mặt tiền có một hướng quay vào công viên, chiếc cửa xe oto màu đen từ từ mở ra, rồi Lọ lem nhẹ nhàng bước xuống, chắc hôm nay con bé cũng đi khai giảng năm học mới giống như mình, nhưng sao cái mặt nó buồn rười rượi vậy ? hay là vẫn chưa tìm ra cái mặt dây chuyền của mẹ mà nó làm rớt trong công viên ?
Lọ lem có vẻ thích váy trắng, hôm nay nó lại diện một cái váy 3 tầng, chân vẫn đi đôi giầy màu đỏ chói, đeo chiếc ba lô xem chừng còn to hơn cả người nó vì Quang thấy nó vừa đi vừa hơi cúi người xuống. Có một bà trông rất sang trọng và trẻ đẹp, cầm ô che cho nó rồi đi ngay bên cạnh, bà này chắc là mẹ nó, 2 mẹ con Lọ Lem ngay lập tức mất dạng vào trong nhà, Quang ngoảnh mặt nhìn theo thì ăn ngay cái cốc của thằng Sơn vào đầu :
- Tiên sư thằng hâm này ! mày không ăn thì thôi chứ lại để nó chảy hết ra thế này à ??
Quang quay lại, cây kem trên tay đã chảy nước ra ướt hết cả chiếc quần của nó, nhưng ở bẩn vốn là nghệ thuật của dân xóm nghèo rồi nên chả sao, nó chỉ cần đưa tay chùi chùi rồi lau sạch vào cái cặp là ổn hết, xong Quang kéo người thằng Sơn tèo lại :
- Mày có nhớ con bé Lọ Lem mà tao kể hôm đi lấy đồ cho anh Tâm ở công viên không ?
- Uh, có nhớ, mà sao ?? Thằng Sơn lấp lửng
- Nhà nó kia kìa, Quang đưa tay chỉ về ngôi biệt thự, tao vừa thấy nó với mẹ nó đi vào trong nhà xong !
- Thế thôi à ? Thằng Sơn hỏi lại, còn gì nữa không ?
- Uh thế thôi ! Quang ngơ ngác
- Tao tưởng có chuyện gì nữa chứ ? mày kể chuyện ít muối thế mà cũng kể được à ?
- Thế mày muốn làm sao, đến tên nó tao còn không biết nữa là, hôm nay chắc nó cũng đi khai giảng giống tụi mình đấy !
- Thôi, tao không quan tâm đến Lọ Lem hay Bạch Tuyết gì ở đây cả, về nhà thôi, cũng sắp trưa rồi !
Đi vội vã theo lời dục của thằng bạn, Quang vẫn canh cánh trong lòng và hồi tưởng lại cái hôm đầu tiên gặp nhau ấy, mắt con bé thật trong sáng và thánh thiện, xem nào, mình đã hứa là sẽ tìm giúp nó kia mà ! vậy mà mình lại quên đi mất ! Nghĩ đến đây, Quang đá mắt với thằng bạn rồi vụt chạy đi, vừa đi nó vừa nói :
- Mày cứ về trước đi, tao có chút việc lát về sau nha, đừng nói gì với mẹ tao đó nghe chưa !
Trèo vội qua hàng rào đã gỉ sắt của cái công viên cũ kỹ nằm giữa lòng thành phố, Quang không khó để tìm đến chiếc ghế đá kỷ niệm của nó với Lọ Lem, đặt cái cặp sang một bên Quang đưa mắt nhìn xung quanh chiếc ghế, nó nhìn thật kỹ thật kỹ và rồi cuối cùng cũng có một dòng chữ nhỏ để lại : “nói dối” Đúng là chữ của Lọ Lem và có lẽ là dành cho nó, dù sao nó cũng đã hứa và đã biến mất luôn sau lời hứa đó, nó cứ nghĩ đó chỉ là một lời nói cho vui, không ngờ rằng con bé đó vẫn tin tưởng ở nó như vậy.
Nghĩ đến gương mặt buồn thiu của Lọ Lem, Quang lục cặp, lôi cái compa ra rồi khắc thật cẩn thận 2 chữ : “xin lỗi” lên ghế đá bên cạnh 2 từ “nói dối” mà Lọ Lem để lại cho nó. Ngắm nhìn dòng chữ nhỏ bé xinh xinh của cô bạn kỳ lạ một lúc, cuối cùng nó cũng phải xách cặp lên để về nhà, đến giờ cơm trưa mà bà Thùy không thấy nó đâu thì kiểu gì nó cũng ăn mấy roi vào mông !
Về đến đầu sân, đúng như nó nghĩ, bà Thùy đã chờ ở đẩu cổng, bà đứng khoanh tay trước cửa, liếc mắt nhìn thái độ cùa Quang, thấy thằng bé lấm la lấm lét đi vào thì bà phì cười :
- Ông tướng hôm nay được ăn kem miễn phí rồi chê cơm không thèm về đấy hả ?? hôm nay khai giảng năm học mới mẹ tha cho lần này, từ mai mà đến giờ cơm còn chưa mò mặt về thì tự khắc ăn đòn nghe chưa !
- Lại là thằng Sơn tèo hót chuyện, cái thằng này mồm nó được làm bằng đít vịt hay sao ấy, đi đến đâu không kêu lên đến đấy là ko chịu được à ???
Ông Hoàng hôm nay đi đâu không về ăn cơm trưa, bữa cơm ngày 5-9 vậy là chỉ có mẹ con bà Thùy quây quần bên nhau, như thế này có khi lại vui và hạnh phúc hơn ấy chứ.
Buổi chiều hôm đó, Quang lại lóc cóc mò lên công viên với ý định sẽ tìm thật kỹ các ngóc ngách xem có thấy cái mặt dây chuyền nằm ở đâu không, lúc này thời tiết đã vào thu, nhưng cái mát mẻ và những cơn gió heo may thì chẳng thấy đâu thay vào đó là cái nắng oi ả của mùa hè vẫn còn đang phảng phất lại. Tìm kiếm dưới cái nắng được một lát, Quang chán nản bỏ lên ghế đá nằm, gác tay lên mặt che ánh mặt trời, sự mệt nhóc đã nhanh chóng đưa nó chìm vào trong giấc ngủ…
Trong giấc mơ, nó thấy hình ảnh Lọ Lem và nó tươi cười bên nhau, 2 đứa nắm tay chạy nhảy trong công viên, rồi sau đó có một cơn mưa ập đến khiến nó và Lọ Lem ướt sũng … Nhưng đó chẳng phải là giấc mơ, cơn mưa là có thật, ông trời như giúp thỏa lòng dân mong khi trút cơn mưa nặng hạt ào ào đổ xuống đánh tan đi bầu không khí oi bức suốt mấy hôm nay, Quang bừng tỉnh giấc, trời đã về chiều ! nó hoảng hốt chạy thật nhanh về nhà cho kịp giờ cơm tối nếu không sẽ lại bị mẹ mắng !
Thế nhưng, dù có khỏe đến đâu, có dạn dầy mưa nắng đến đâu, nó cũng chỉ là một đứa con nít, dãi nắng suốt từ sáng đến trưa, bây giờ lại gặp cơn mưa rào lạnh buốt, cái đầu Quang nhức lên từng hồi, nhưng nó vẫn chạy mà không hề trú mưa, có là gì đâu những cơn mưa như thế này đối với nó, lần nào mà nó chả ùa ra sân tắm mưa với lũ bạn trong xóm, nhưng hôm nay hình như sức khỏe không chiều lòng nó, về gần đến con hẻm nhỏ đi vào xóm, bầu trời tối đen kịt lại, mưa càng lúc càng nặng hạt hơn ! Một cú vấp ngã khiến Quang loạng choạng hơn trong bóng nước – và khi mọi thứ trước mắt bỗng nhiên tối sầm lại, nó đổ gục xuống ngay trên sân bóng…
Lúc này ở nhà, lòng bà Thùy rối bời, thằng con trai nghịch ngợm của bà vẫn chưa về, bên ngoài trời vẫn mỗi lúc một mưa to hơn, nhiều lần bà trông ra sân nhưng cũng chỉ có thấy mưa và nước chứ chẳng thể thấy một bóng ai qua lại. Thằng Quang rất ít khi bị ốm, nó là đứa đã quen với mưa nắng, không ngại thời tiết khắt khe, nhưng không hiểu sao bà vẫn lo, những lúc chỉ có 1 mình ở nhà bao giờ người phụ nữ sắp bước sang tuổi 40 này cũng cảm thấy cần thằng con trai nghịch ngợm hơn bao giờ hết. Đã 7h tối, vẫn chẳng thấy Quang đâu, bà Thùy lo lắng đến mức không thể ngồi yên một chỗ mà chờ đợi được nữa, mặc vội chiếc áo mưa mỏng, đội lên đầu chiếc nón, bà chạy vội ra sân bóng xem nó có núp dưới ống cống hay trú ở chỗ nào không.
Cả sân bóng vắng tanh không một bóng người, bà lại vội vàng đi ra đầu xóm, cũng chẳng thấy một ai, lúc này nỗi sợ hãi trong bà lại càng tăng cao, cất giọng yếu ớt, bà Thùy gọi
:
- Quang ơi ! con ở đâu !!!
Thế nhưng tiếng mưa to thậm chí đã át đi tiếng thét nhỏ bé đến lạc giọng của bà, bên trong những ngôi nhà đàng hoàng đầu xóm, các gia đình đã quây quần bên mâm cơm, vừa xem thời sự vừa chuyện trò, chẳng ai để ý đến có 1 người mẹ đang vô vọng tìm con trong cơn mưa nghiệt ngã…
Quang tỉnh dậy, nó thấy nhức đầu kinh khủng, toàn thân nóng ran, có lẽ nó bị sốt hoặc bị cảm lạnh, sờ tay lên trán thấy đau nhức, nó đoán chắc là do cú vấp té vì trời mưa trơn làm nó ngã sõng xoài, nhưng một lúc sau khi đã tỉnh hẳn nhìn mọi thứ xung quanh, Quang nhận ra đây đâu phải là nhà mình, là phòng khám của huyện cách nhà nó chưa đầy 1 cây số, trước đây thằng Sơn bị chó cắn chảy máu chân, nó đã chạy theo bố thằng Sơn lên trạm xá này rồi, chỉ có mỗi 3 cái phòng, 2 cái giường bé xíu, mang tiếng là trạm xá huyện nhưng mưa cái là vẫn dột tong tóc xuống nền nhà !
Nó cất tiếng gọi mẹ ơi ! nhưng chả có ai đáp lại, nó lại gọi to Mẹ Ơi !! lúc này mới thấy có tiếng bước chân, có một người phụ nữ mở cửa bước vào nhưng không phải là mẹ nó, chắc là cô y tá đanh đá ở trạm xá trên tay vẫn đang cầm bát cơm ăn với cá.
- Cháu đang bị sốt, chịu khó nằm nghỉ đi.. cô y tá sờ trán nó rồi rút cái cặp nhiệt kế ở nách ra…
- may quá xuống còn có 37 độ rồi, lúc mới vào đây cháu sốt đến 39 độ kia đấy !
- Mẹ cháu đâu ! Quang lí nhí…giọng yếu ớt..
- Có người về báo cho mẹ cháu rồi, chắc mẹ cháu lên ngay bây giờ đấy !
- Cháu bị làm sao vậy cô ?
Nghe câu hỏi của thằng bé gầy gò ốm yếu, cô y tá cũng thấy thương cho nó giống với thằng con trai trạc tuổi của mình ở nhà : – Cháu bị cảm do dính nước mưa nên bị ngất đi, may mà có người phát hiện thấy rồi bế cháu lên trên này.
- Ai bế cháu lên đây hả cô ??
- Cô không biết, có một cậu thanh niên tóc dài bế cháu lên đây, sau khi thay quần áo rồi chùm chăn và cho cháu uống thuốc hạ sốt xong thì cậu ta về báo cho mẹ cháu rồi…
Quang định hỏi thêm vài ba câu, nhưng cái mệt và đói đã đánh gục nó, cuối cùng nó chọn giải pháp yên lặng và nhắm mắt lại, mẹ cũng sắp lên đến đây rồi, thấy nó bị ốm thế này chắc mẹ sẽ không mắng mình đâu
……Trời đã mưa suốt 2 hôm tiếp theo khiến Quang phải nghỉ học vì vẫn chưa khỏi ốm, bà Thùy dù lo cho con lắm nhưng vẫn phải dầm mưa đi làm, không ai thay được bà trong công việc ở cái nhà hàng ấy cả, cũng may trời mưa vắng khách nên bát đũa cũng ít mà dọn dẹp cũng nhanh nên bà được về sớm hơn mọi ngày, tạt qua chợ mua thêm trứng gà và vài món ăn mà Quang thích, bà Thùy cũng không quên mua thêm ít cam, định bụng sẽ mang sang gọi là có chút quà cám ơn Tâm – người đã choàng áo mưa rồi bế Quang lên trạm xá.
Bà Thùy và bố con nhà Tâm là những người kéo nhau về khu nghèo này sinh sống cách đây từ 7-8 năm, bà cũng biết đôi chút về hoàn cảnh gia đình của ông Đức – bố Tâm. Chỉ khổ thân Tâm ở với bố chỉ được vài ba năm, ông Đức ốm bệnh mất để lại Tâm một mình tự lo việc thu mua phế liệu, được thời gian sau bà Thùy thấy nó tụ tập chơi bời với mấy đứa hư hỏng ở trên phố chả mấy khi về nhà nên cũng dần chẳng để ý gì đến nữa…
Mua được vài ba con cá ngon, bà lại sai Quang chạy sang biếu Tâm một con, ngày dằm cúng xong có cân cam, nải chuối bà cũng bảo Quang sang chia cho anh Tâm…lần nào Quang sang nhà cũng chả nói được gì nhiều, đại khái chỉ có : mẹ em bảo mang sang cho anh !
Tâm không nhận mà cũng chả từ chối, thích để đâu thì để, nó chả ơn huệ ai nên cũng chả muốn ai ơn huệ gì mình. Tâm quý thằng Quang sau cái vụ giấu súng trên cây nên cứ mặc kệ nó muốn làm gì thì làm.
Có lần Quang sang nhà, thấy Tâm đang ngồi tít trên mái ngói, kê tấm bảng vào đầu gối và…vẽ…
Thằng nhóc 12 tuổi không vất vả lắm để đu cây trèo lên rồi mò lại chỗ Tâm, liếc thấy Quang sang nhà như mọi khi, Tâm mặc kệ nó, gã thanh niên tóc dài che kín khuôn mặt lâu lắm rồi mới lại lôi bút ra để vẽ, dù hơi ngu nhưng Quang cũng nhận ra đó là bức vẽ tranh mầu nước, Tâm vẽ thiên nhiên, bầu trời, cây cối, những đàn chim đang bay về phía ánh sáng…
- Em không ngờ một người khô cằn như anh mà lại vẽ đẹp thế !
- Ai nói với mày là anh khô cằn ? Tâm chằng màng quay đầu lại, gã vẫn đang tập trung vào bức tranh thiên nhiên của mình.
- Ai chả nói thế chẳng riêng gì em ! mà thằng Sơn tèo bạn em không hiểu sao nhưng nó sợ anh lắm nhé !
Tâm không đáp lại lời nói của Quang, gã chỉ mỉm cười, chắc là cái vụ thằng Sơn tèo vô tình nhìn thấy cảnh Tâm chém nhau hồi năm ngoái nên mới sợ như mình đến như vậy…
Cũng lâu rồi Tâm không xuất hiện ở bên ngoài nhiều, hội của Tâm vừa gặp phải chuyện lớn, mỗi đứa đang phiêu bạt mỗi nơi nên Tâm cũng lánh mặt ở nhà. Bia rượu một mình mãi cũng chán nên hôm nay gã quyết định leo lên mái nhà vẽ vời một chút cho thư giãn đầu óc, ai dè lại gặp phải kẻ phá đám là Quang.
- Mà sao anh để tóc dài thế ? che kín cả mặt, như vậy làm sao thấy được đường mà đi ! Quang lại bắt đầu thắc mắc…
Tâm cũng không trả lời, đến bản thân gã cũng chả hiểu vì sao lại để tóc dài như vậy làm gì, gã chỉ nhớ hình như bắt đầu không cắt tóc từ hồi ông Đức mất, đôi lúc đi đánh nhau bị thương ở đầu, anh em cứ định cắt tóc để chăm sóc cho Tâm nhưng gã cũng không đồng ý, cắt kiểu gì thì cắt nhưng vẫn phải để dài che đi gương mặt vô hồn thì Tâm mới chịu !
- Để thế này trông sợ lắm à ? Đột nhiên Tâm hỏi lại khiến Quang không khỏi bối rối..
- Nhiều lúc trông cũng sợ ! Quang rụt rè.. Chắc là mặt đầy sẹo – nó nghĩ thầm
- Sợ là được rồi, anh tưởng chúng mày không sợ thì mới phải lo chứ !
Cứ thế cuộc nói chuyện giữa Tâm và Quang diễn ra, thằng Quang thì cứ vô tư hỏi hết câu này đến câu khác, Tâm thì câu trả lời câu thì không nhưng chẳng lần nào đi vào chủ đề hết, gã vẫn giữ mọi bí mật về bản thân như cái cách mà gã đã áp dụng để tồn tại trong suốt nhiều năm qua.
Rất lâu rồi Tâm không trò chuyện với bất kỳ ai ngoài anh em trong nhóm, mà nếu có nói thì cũng chỉ là về công việc, hết đòi nợ thuê, trông sới đến chuyển hàng lậu, hàng quốc cấm vân vân và vân vân…
Việc thu mua phế liệu cũng chỉ là nghề tay trái, hôm nào thích thì gã ở nhà đón khách, hôm nào không vui thì đóng cửa rủ anh em đi nhậu nhẹt, ca hát, thích nữa thì dẫn mấy em hàng về nhà phang phập chán chê rồi sáng mai mở cửa nhét tiền vào túi áo rồi mời chúng nó ra đường…
Một hôm Quang đang chơi ngoài sân bóng thì phát hiện có 2 thằng lạ mặt ở đâu đến, bọn này chỉ trỏ khắp nơi rồi tiến lại chỗ Quang, một thằng đeo khuyên tai hỏi :
- Anh đang cần tìm thằng bạn, cao cao gầy gầy tóc dài, mày có thấy người nào như thế ở xung quanh khu này không ?
- Không anh ạ ! Quang đáp, mặt tỉnh bơ ! Tay vẫn giả vờ khều khều đám đất.
2 thằng đó thấy chẳng thu thập được thông tin gì đành quay lưng bỏ đi, Quang đợi cho đến khi bóng dáng 2 thằng mất hẳn mới ba chân 4 cẳng chạy về phía nhà Tâm, vừa thở hổn hển vừa gọi …
- Anh Tâm, anh Tâm…
Tâm đang nằm trong nhà, nghe tiếng Quang gọi đoán là thằng nhóc lại chuẩn bị sang phá đám thì ôm chặt gối khép chặt tai nằm im, mặc kệ mày muốn làm gì thì làm…
Quang gõ cửa không được, đành leo cửa sổ từ phía sau chui vào nhà, cái cổng “Exit” này vô tình nó được biết hôm thấy Tâm thực hành nhằm lúc có chuyện nguy cấp.
Leo lên gác xép chỗ Tâm hay nằm ngủ, nó lay lay ông anh rồi kể chuyện :
- Lúc nãy, ở sân bóng…có 2 thằng mặt lạ lắm, hình như chúng nó đang tìm anh hay sao ấy !!!
Nghe thấy có kẻ tìm mình, Tâm bỏ gối ra, từ từ ngồi dậy :
- Chúng nó trông như thế nào ?
- Em không nhớ, 1 thằng béo đi với 1 thằng gầy, có thằng đeo khuyên tai hỏi em có thấy đứa nào tóc dài ở khu này không..
- Rồi mày nói sao ?
- Em bảo có chứ sao ! rồi em chỉ nhà anh.. mặt Quang lại tỉnh bơ…
- Cái thằng điên này !!!
- Anh sợ à ?? mà bọn nó là bọn nào thế ?
- Sợ thì không sợ, nhưng tao được dặn là không được xuất hiện mà cũng không được gây ra bất kỳ chuyện gì hết, đeo khuyên tai à ? để xem nào..bọn đéo nào nhỉ ???
- Bọn nó chưa biết anh ở đây đâu, lúc nãy em nói đùa trêu anh đấy !
- Mẹ kiếp, lần sau nói cho thật để tao còn biết đường mà liệu !
- Thế bây giờ anh định thế nào ? hay là trốn đi !
- Nếu bọn nó chưa biết thì không việc gì phải trốn, cứ chờ một thời gian xem thế nào đã, mà mày cũng hạn chế sang đây đi kẻo tụi nó thấy nghi rồi lại bám theo !
- Em biết rồi, khi nào có chuyện thì em mới sang, anh cũng đừng leo lên mái nhà mà ngồi vẽ nữa kẻo bọn nó thấy.
- Uh, mày nhắc tao mới nhớ !
Đợi đến khi Quang ra về, Tâm mới lấy từ trên mép trần nhà ra con dao găm Thái Lan, đồ nghề của gã mỗi khi hành sự, chưa biết bọn này là bọn nào, đến đây với ý đồ tốt hay xấu, là bạn hay là thù, tối nay gã định sẽ đi một vòng nghe ngóng tình hình, mấy đứa cùng nhóm với Tâm sau vụ chém nhau ở chân núi Bắc Sơn bây giờ cũng đang mất liên lạc, sau buổi sáng vụ thanh toán nhau, Tâm nhận được lệnh mang súng đến quán cà phê cho đại ca, nhưng không ngờ bị bọn khác phục kích, may mà gã trèo rào công viên, ném súng cho Quang giấu rồi chạy thoát. Vụ này có dính líu đến mấy thằng đại gia con nhà giầu nên những thằng trực tiếp tham gia gây án như Tâm nhận được lệnh phải nằm nhà, im hơi lặng tiếng, bên ngoài sẽ có các đàn anh dàn xếp, một là chạy tiền hai là giảng hòa, khi nào êm xuôi mới được mò mặt ra. Chờ mãi cũng đã gần hai tuần mà vẫn chưa thấy có tin tức gì, Tâm cũng bắt đầu thấy nóng lòng. Trong nhóm, Tâm chơi thân với Nam “lùn” – một thằng trước đây chuyên trấn lột tiền con nít với học sinh ở các cổng trường, sau đó bỏ nghề về đầu quân cho nhóm của Tâm, thằng này nhỏ con nhưng cực nhanh và khỏe, trong vụ vừa rồi nó là thằng ra tay mạnh nhất nên bị nhiều đứa nhớ mặt, không biết lúc này sống chết ra sao mà chả thấy qua nhà Tâm lánh nạn…
Lúc này thời tiết đã bước hẳn sang thu, trời không lạnh lắm nhưng Tâm vẫn mặc thêm cái áo mỏng có mũ che kín đầu, ở trong là áo font đơn giản với quần bò, nhìn gã trông rất bụi và cũng rất phong trần.
Lang thang trên những con phố, đi qua rất nhiều những hàng ăn, lần nào Tâm cũng ngó vào để tìm xem có thấy một ai quen quen không, nhưng đều không có. Đút 2 tay vào túi quần, vừa đi gã vừa nghĩ, mấy thằng chiều nay đi tìm mình giờ mình mò ra đi tìm lại lại chả thấy đâu, lúc ông cần gặp chúng mày thì chả thấy thằng đếch nào !
Ngó đồng hồ, đã hơn 11 giờ, cũng chả phải sớm để đi nghe ngóng nữa, chi bằng mua ít đồ về nhà ngồi cho lành, chuyện gì đến rồi sẽ đến ! chưa chết được đâu mà lo.
Ghé vào hàng phở, Tâm mua 20 nghìn hài cốt, xin ít hành trần với giá, ở nhà gã vẫn còn ít cuốc lủi, thế là đủ cho một bữa ăn đêm. Mới 19 tuổi nhưng Tâm đã có những suy nghĩ như ông già, mỗi khi cô độc như thế này, hắn thường tự mua đồ về rồi leo lên mái nhà một mình uống rượu, một mình say, nhiều lúc Tâm cũng muốn thay đổi mọi thứ, nhưng gã chẳng biết phải bắt đầu từ đâu, phải làm những gì…trước mắt Tâm mọi thứ vẫn còn đang quá mơ hồ ! chưa thấy đâu là một tương lai tươi sáng…
Đang miên man với dòng suy nghĩ chợt có tiếng nói của một gã nào đó vừa phi xe máy đến làm cắt ngang dòng suy tư của Tâm.:
- Đêm hôm rồi đéo được ngủ, lại còn bắt mình phải đi mua đồ nữa…
Tên còn lại đội mũ lưỡi trai kín đầu từ từ bước xuống :
- Cằn nhằn cái đếch gì ! ăn nhanh rồi mang về cho chúng nó.
Tâm ngó mặt nhìn sang, chắc 2 thằng du thủ du thực ở hội nào bị bọn đàn anh sai đi mua đồ ăn đêm, nghĩ cũng giống gã hồi mới gia nhập vào nhóm bọn anh Báo, đêm hôm cũng cứ phải lọ mọ đi mua đồ cho các lão ấy đánh bài.
Xin thêm miếng chanh với ít ớt, Tâm gói cẩn thận túi hài cốt rồi chuẩn bị về, nhưng vừa quay sang thì gã đụng ngay phải một trong 2 thằng vừa nãy, pha va chạm nhẹ chẳng đáng là gì trong đời sống xã hội và đôi bên sẵn sàng vui vẻ bỏ qua cho nhau nếu như không vướng phải ánh mắt của Tâm.
Mà nói tại ánh mắt cũng hơi oan vì từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ cái ánh mắt đó chả bao giờ có thiện cảm tẹo nào, có cảm giác như nó nhìn xoáy vào tâm gan người đối diện và khiến cho bất kỳ ai cũng phải cảm thấy khó chịu. Tên mới đến dáng người to cao, da ngăm đen, tuổi cũng tầm tầm với Tâm – bị ánh mắt ấy xoáy vào, gã cũng ngạc nhiên :
- Mày nhìn cái gì vậy ! lạ lắm hay sao mà nhìn ?
Tâm chẳng nói gì, vẫn giữ nguyên ánh mắt đó rồi khẽ nhếch mép cười, nếu đôi mắt của Tâm là vô hồn thì nụ cười của gã lại giống với thiên thần như nhân vật chính Robert Langdon trong bộ phim Thiên thần và Ác Quỷ của điện ảnh Mỹ những năm 2000 sau này…
Tên đội mũ lưỡi trai còn lại đang ngồi gác chân lên chiếc ghế đẩu, thấy có va chạm thì cũng ngó mặt ra nghe ngóng, buổi đêm luôn là thời điểm dễ xảy ra chuyện xích mích, không bọn ma cô cũng lũ giang hồ mới ra đường vào cái giờ này, rượu vào rồi lời ra, nếu tránh được vụ nào thì tốt vụ đấy.
Thấy Tâm đi có một mình, lại gầy gò ốm yếu trông chẳng có dáng vẻ anh chị nào nên tên mập tiếp tục lên giọng :
- Nếu đéo muốn ăn đòn thì biến nhanh cho ông nhờ, đm đang thích gây sự đây!!!
Đôi mắt Tâm khẽ nheo mày, cũng ra đời kiếm sống với nhau nên gã biết những thằng to mồm như thế này thường là những thằng ngu và dễ bị ăn đòn nhất, chưa biết người ta là ai, như thế nào thì tốt nhất là im đi hoặc thay thế bức xúc bằng những màn kịch khác, tên này coi như không đáng sợ, cái thằng đội mũ ngồi ở đằng xa kia mới phải đáng quan tâm vì từ nãy đến giờ hắn vẫn ngồi yên, không thể hiện bất kỳ cảm xúc nào.
Tâm vẫn không nói lời nào, gã lách qua tên mập rồi đi thẳng ra ngoài đường cái, không quên ngoảnh mặt nhìn xem thằng còn lại là thằng nào – nhưng khi vừa nhìn thấy rõ ràng nhất tên đội mũ, bất ngờ một luồng điện chạy qua Tâm khiến gã chững lại – cái khuyên tai ! Lúc này Tâm mới chợt nhớ buổi nói chuyện với Quang lúc chiều, một thằng mập và một thằng đeo khuyên tai ! Bất ngờ thật không nghĩ lại chạm trán chúng nó đúng vào buổi tối như thế này. Thế là đêm nay gã không phí công vô ích, cuối cùng đã biết mặt mũi ngang dọc hai cái thằng muốn đi tìm mình lúc chiều…giả vờ cúi xuống buộc lại túi nilon hài cốt, Tâm đưa mắt nhìn xem biển số xe của chúng nó là bao nhiêu, 3XH8-2244, cái đít xe này quen quen hình như là gã đã gặp ở đâu đó !!!
1 năm trước…
Tâm và Nam “lùn” nằm trong đội của anh Báo – một gã anh chị nhiều năm vào tù ra tội chuyên bảo kê các địa điểm nhà ga, bến xe nội và ngoại tỉnh, nhóm này chuyên nhận chuyển hàng và tiền trong địa bàn thành phố và các tỉnh phía Bắc, những năm này chưa phát triển nhiều về điện thoại di động hoặc gần như là không có nên muốn liên lạc với nhau ngoài điện thoại bàn thì chỉ còn cách là địa bàn hoạt động phải rộng khắp, người phải được cài ở khắp mọi nơi để nếu như thấy có động còn có đường mà thoát. Tâm nhanh nhẹn, lại ít khi gây ra chuyện bên ngoài nên được anh Báo trọng dụng, những khi chuyển hàng nóng hay phi vụ làm ăn nào cần bảo mật, Tâm luôn được cho đi cùng, còn Nam “lùn” tính tình nóng nảy, hay gây sự, hầu như ở đâu cũng có kẻ thù nên thường phải ngồi lì ở các bến xe, chỉ cần có đội nào đến tranh địa bàn hay to chuyện với nhà xe hoặc tài xế là gã ra mặt ngay. 2 thằng, một được gọi là “Ma xó” ít khi mở mồm nói một câu, tính tình điềm đạm, gương mặt lúc nào cũng lạnh toát vô hồn, thằng còn lại nói cả ngày, chém gió cứ phải là gọi là tắt cả bật lửa rippo, nóng tính và bốc đồng, thế mà lại chơi thân với nhau ! cuộc sống 2 cực trái dấu lại thường hút nhau là vậy đó.
Anh Báo có một vụ làm ăn với bọn Huy “long” – bọn này chuyên phụ trách sới bạc, nhà hàng, các quán bar, dắt gái… vào thời điểm này thuốc lắc chưa thịnh hành nhiều ở các tỉnh phía Bắc nên khách chủ yếu vào bar chỉ để ăn chơi nhảy múa, nếu muốn kiếm tiền thì chỉ có hàng trắng.
Dưới trướng Huy “long” là đội ngũ bọn đàn em con nhà giầu, lắm tiền, chịu chơi, sẵn có ông bô bà bô làm to nên trời không sợ đất không sợ, rất thích thể hiện mình người lớn và cố gắng giao du thật rộng với giới anh chị trong thành phố.
2 bên có vẻ như đối nghịch nhau, nên nếu làm ăn chung sẽ rất dễ xảy ra xích mích, mọi người cũng khuyên anh Báo chẳng cần phải quan tâm đến bọn Huy “long” làm gì, nhưng anh Báo vẫn khăng khăng giữ nguyên ý kiến :
“ quân số mình đông, anh em ai cũng có tài có sức, vậy mà làm ăn suốt bao năm nay cũng vẫn chưa thể ngóc đầu lên được, đây là thời điểm thích hợp cho tất cả mọi người để đổi đời, sống cuộc sống khác, không phải đi đâu cũng mang tiếng là bọn này bọn kia, ý anh đã quyết sẽ không thay đổi đâu, anh em ai thuận thì theo anh không thì rút anh cũng không ép…”
Để chung tay làm ăn, anh Báo và một số anh em trong đội sẽ vào tận Sài gòn để lấy ecstasy – loại thuốc lắc phổ biến nhất lúc bấy giờ, bên Huy “long” nhận sẽ đấu mối với bạn bè làm vũ trường trong đó còn anh Báo sẽ là người đáp tầu vào Nam giao dịch.
Số anh em còn lại sẽ không làm ở bến xe nữa mà dời sang một số tỉnh phía Bắc như Ninh Bình, Hải Phòng, Nam Định nằm vùng một thời gian chủ yếu nghiên cứu địa bàn, xem xét nhóm nào bảo kê ăn chơi cho các quán bar ở đó rồi sẽ thống nhất cách thức chuyển hàng sang.
Bọn đàn em của Huy “long” có tiền nhưng vô tài bất dụng, lại không có khả năng đi xa dài ngày như anh em của anh Báo do vướng phải ông bà già có chức có quyền nên chủ yếu chỉ được giao nhiệm vụ thu nạp thật nhiều bọn trẻ thích ăn chơi đàn đúm lại, chuẩn bị cho một vụ làm ăn lớn sắp diễn ra.
Vụ giao dịch trong Sài Gòn diễn ra êm đẹp, nhưng để an toàn rời khỏi đất lạ không phải là dễ, tiền thì chúng nó đã cầm còn hàng thì bọn nó sẽ lấy lại bất kỳ lúc nào, trong khi đội anh Báo chỉ đi có 5 người, đó là chưa nói đến chuyện công an sẽ để mắt và 3 ngày lênh đênh trên tầu cũng có thể sẽ xảy ra biết bao chuyện, để an toàn những vụ giao dịch sau đó anh Báo đã bí mật cắt cử Tâm và Tuấn “béo” trở thành những người thứ 6 không ra mặt, ngay sau khi rời khỏi Sài Gòn, anh Báo sẽ giao hàng cho Tâm và Tuấn trong lúc đi lên cầu thang khách sạn. Một thằng 18 tuổi đi cùng với một thằng 26 tuổi trông cũng giống hai anh em và điều này sẽ giúp Tâm không bị lộ, như vậy cả 5 chiếc vali giống nhau mà anh Báo chuẩn bị cho đội đi Sài Gòn sẽ không có cái nào chứa hàng hết, bọn Sài Gòn nếu có muốn trở mặt chắc chắn sẽ không thu được gì, còn công an cũng sẽ khó có thể kiểm soát được tình hình….
Mỗi lần vào Nam giao dịch anh Báo lại nghĩ ra hàng trăm phương án để tránh gây động với bọn Sài Gòn đồng thời đánh lạc hướng được công an, 6 năm ngồi bóc lịch đã giúp anh Báo biết được sự khắc nghiệt của chốn lao tù vì vậy chỉ có cách đi trước một bước và liên tục thay đổi cách thức mới giúp công việc không bị bại lộ.
Những vụ làm ăn sau này diễn ra mỗi lúc một nhiều hơn, số hàng và tiền được chuyển đi chuyển lại cũng tăng theo khiến lợi nhuận chia cho anh em được đảm bảo, mối quan hệ với đội Sài Thành đã được duy trì nhưng mỗi lần Nam tiến anh Báo lại mang theo mỗi đội khác nhau để tránh bị theo dõi, Tâm và Tuấn do đã góp mặt trong nhiều vụ nên được cho nghỉ ở nhà, lại là 2 anh em thân tín nên Tuấn nhận nhiệm vụ theo dõi những động tĩnh của Huy “long”
Những quán bar và vũ trường ở một số tỉnh miền Bắc đã được Huy “long” thâu tóm, dưới hắn lúc này là một đội ngũ anh em bến xe sắn sàng đâm chém khi có lệnh, ngoài ra là một cơ số bọn công tử con nhà các sếp sẵn sàng đứng ra nhận tội để 2 ông bà già phải lạy lục chạy chọt khắp nơi nhằm tránh tội cho con, tiền hắn có, quyền cũng chẳng thua ai, Huy “long” nổi như cồn trong giới anh chị ở 4 tỉnh phía Bắc.
Nhưng vẫn còn một điều khiến Huy “long” chưa thực sự an tâm, đó chính là Duy “báo” hay vẫn được mọi người gọi thân mật là anh Báo.
Duy “báo” liều như thế nào thì cả cái tỉnh này đã biết, 9 năm trước hắn bị kết án 6 năm tù vì tội cố ý giết người, nhưng Công an không thể làm gì vì gã đã bỏ trốn sang Lào 1 thời gian sau đó mới quay về tự thú. Dưới hắn có rất đông anh em luôn trung thành và sẵn sàng làm mọi việc mà đàn anh sai bảo, trong phi vụ làm ăn này Duy “báo” vẫn đang nắm vai trò chủ chốt, mọi giao dịch gần như vẫn phải qua tay và dưới sự chỉ đạo của gã, vai trò của Huy “long” chỉ đơn giản như một giám đốc tài chính, còn chủ tịch câu lạc bộ thì vẫn phải là Duy
Trong tâm Huy “long” không muốn như vậy, bây giờ công việc làm ăn đã tạm ổn, những mánh khóe giao hàng, buôn bán và mối quan hệ với đội ngũ trong Nam hắn đã nắm được khá nhiều, trước đây hắn cần cái đầu của Duy “báo” và bọn đàn em lang bạt kỳ hồ không hồ sơ, không danh tính để tiện cho việc vào Nam ra Bắc, còn bây giờ, Huy “long” đã đủ lớn mạnh để tách ra làm việc một mình.
Nói chung, hắn muốn mượn tay một ai đó để trừ khử Duy !
Nhưng, Huy “long” đã nhầm……
- Tại sao biết rõ hắn như vậy rồi mà anh vẫn để yên ? Đcm anh để nó cho em, thằng này thì chỉ một dao là như gà cắt tiết thôi, tội vạ đâu em chịu !!
- Nam này, chú mày có biết vì sao anh đã đem cả chục anh em vào Nam nhưng chưa lần nào cho mày đi không ?
Giọng Duy “báo” lúc nào cũng vậy, chậm rãi, nhẹ nhàng, từ tốn nhưng đầy chất thép.
- Đó là do cái tính nóng nảy và cái mồm luôn phát ngôn bừa bãi của chú chắc chắn sẽ làm hỏng chuyện, chú đâm thằng Huy xong, ok nó khôn thì rút, không khôn thì sẽ bị khâu mồm lại, nhưng chú sẽ đi tù và không ở bên anh nữa, mà một thằng trung thành như chú anh không nỡ, thiếu gì người làm được việc này ?
Tâm nhớ trong buổi nói chuyện trước đêm giao thừa tết Mậu Dần năm đó chỉ có sự góp mặt của những anh em thân thiết từ hồi còn làm ở các nhà xe, bến tầu, anh em lâu lắm mới có dịp tụ tập đông đủ như vậy sau gần 8 tháng tập trung vào công chuyện buôn bán thuốc lắc.
Bên nồi lẩu nghi ngút khói, anh Duy đã phân tích kỹ càng từng chi tiết một về Huy “long”, về những âm mưu hắn sắp thực hiện, về lý do tại sao biết hắn sẽ trở mặt nhưng vẫn đồng ý tiếp tục làm việc chung.
Trong đội hình đi Sài Gòn giao dịch những lần sau này luôn có 1 người là của Huy “long” – anh Báo biết rõ điều đó, nhưng như vậy lại càng tốt vì những gì mà hắn sẽ khai báo với Huy “long” sẽ giúp cho anh Báo không bị nghi ngờ, số hàng chuyển về luôn luôn khớp với số tiền được giao, như vậy Huy “long” sẽ an tâm vì anh Báo chưa có ý định ăn bớt, nhưng hắn lại không thể ngờ rằng toàn bộ số tiền lợi nhuận được chia đều anh Báo đã dồn cả cho phi vụ làm ăn của mình, như vậy sẽ có đến 2 giao dịch diễn ra tại Sài Gòn và chính đàn em của anh Báo ở các tỉnh phía Bắc chứ không phải ai khác mới là những người nhận số hàng này và tuồn vào các nhà hàng vũ trường, nói cách khác trong công việc làm ăn này Huy “long” tưởng chỉ mình hắn nắm thị trường nhưng hắn đã nhầm ! chỉ một thời gian ngắn nữa thôi toàn bộ số thuốc ecstasy sẽ không còn do Huy “long” quản lý nữa, đến lúc đó anh em trong đội của Duy “báo” sẽ bắt đầu được nở mày nở mặt chứ không phải sống cuộc sống khổ sở như lúc này.
Chỉ tiếc là giấc mơ của anh Báo đã không thành hiện thực !
Không phải vì quân cờ mà anh đi là sai mà vì trong số đàn em thân thiết, ngỡ như anh em ruột thịt đã có kẻ phản bội !
Huy “long” đã chủ động ra tay trước, đầu tiên hắn tiếp tục dùng tiền để mua chuộc những anh em trong đội của Duy “báo” đang nằm vùng ở tỉnh khác nhằm lấy lại thị trường bên ngoài, tất nhiên Huy “long” chỉ dùng được tiền với những kẻ hám tiền mà thôi chứ gã chẳng dại gì mà đụng vào số anh em có hình xăm cái đầu báo ở trên bả vai, ký hiệu của nhóm anh em trung thành nhất với Duy “báo” vì chỉ cần lộ ra là Duy sẽ phản đòn ngay. Thật may cho hắn là trong số những anh em có hình xăm này, một thằng khốn đã tự nguyện xin theo hắn !
Với những thông tin được cung cấp, Huy “long” đã rất khôn ngoan tách rời những anh em trung thành của Duy “báo” tạm thời sang các tỉnh khác với một loạt những lý do, số ở lại hắn sẽ mua chuộc bằng tiền hoặc đẩy vào trại vài ba tháng vì những cuộc đánh nhau có dàn xếp.
Vụ Tâm nhận được lệnh mang súng đến quán cà phê sau đó bị công an truy bắt cũng nằm trong kế hoạch trừ khử tay chân của Duy “báo” mà Huy Long đã chuẩn bị từ trước, rất may là Tâm đã thoát được vụ này và sau đó cũng lặn mất tăm.
Trước đó, Huy “long” đã cô lập kẻ đứng đầu Duy ‘báo” với nhóm anh em bằng cách nhận một vụ giao dịch mới ở Vũng Tàu, hắn tuồn tiền giả vào ba lô khiến vụ giao dịch bị đổ bể, Duy “báo” đã phải mất khá nhiều thời gian mới tìm được đường thoát khỏi Vũng Tàu để về Sài Gòn, chưa kịp bắt mối với anh em Sài Thành nhờ giúp đỡ thì linh cảm không hay đã khiến Duy cùng mấy anh em đi cùng quyết định bắt chuyến tầu muộn để kịp về miền Bắc trước khi có chuyện lớn xảy ra.
Nhưng Duy “báo” và mọi người đã về muộn !
còn nữa