Gớm, mấy hôm nay Đà Lạt lạnh quá đi mất mà không sao, em vẫn khoái trời lạnh như thế, thích lắm Ngọc ạ.
Định ngày mai mới viết thư cho Ngọc mà tối nay vừa có chuyện vui vui nên viết liền kể cho Ngọc nghe kẻo để lâu sợ nguội mất.
Ngọc ơi, hồi chiều em đến nhà con bạn, trên đường về nhà, có một nhân vật theo tán tỉnh em ghê quá. Để em thuật lại đầu đuôi nhé. Thoạt tiên anh chàng lò dò theo em. Biết là chàng theo mà em làm bộ coi như không. Em làm bộ rẽ qua lối khác. Chàng ta vẫn bám riết. Đến một chỗ quẹo vắng, chàng ta liền nhanh bước đi ngang mặt em và nói: “Thưa cô, xin lỗi tôi trông cô hơi quen, hình như cô vừa từ Sài Gòn lên đây”. Ngọc cũng hiểu là em dư biết cái đòn làm quen cổ lỗ sĩ đó. Tuy nhiên em không nỡ phá hoại vì trông anh chàng cũng bô trai, kệ cho anh chàng tán dài dài đến cổng nhà mình em bèn quay lại tuôn cho một câu “Xin lỗi ông nhé nãy giờ tôi quên nói với ông tôi là dân Đà Lạt chánh gốc đây”. Rồi mặc cho anh chàng đứng đực mặt ra đấy, em lòn vào đóng cổng. Tức cười quá phải không Ngọc, nhưng em đoán là thế nào hắn cũng trở lại mà. Chờ xem.
Mãi nói chuyện vẩn vơ mà quên hỏi thăm Ngọc có khỏe không? Dì Năm có nhớ tưới cây hồng Đà Lạt em trồng hàng ngày không? Ngọc nhớ nhắc Dì Năm hộ em đi nhé.
Thôi em buồn ngủ quá. Mai mốt có gì em sẽ viết tiếp thông báo với Ngọc liền. Cho em kính thăm ba sức khỏe.
Em.
Như.
Ngọc nắm chặt lá thư, mỉm cười một mình. Con bé vẫn thế, đã lớn rồi mà cái tính nghịch ngợm và phá phách thiên hạ vẫn chưa bỏ được. Ánh mắt Ngọc chợt đậu vào lá thư lạ. Ngọc cầm lên săm soi. Lá thư viết từ tiểu bang Elpaso của một người mang tên Trần Hoàng Ngự – Ngọc lẩm nhẩm “Trần Hoàng Ngự gởi Trần Mỹ Ngọc”. Có lẽ là anh em. Không hiểu do động lực nào thúc đẩy Ngọc xé bì thư. Lá thư rất ngắn của người anh trai gởi đứa em gái để hỏi thăm gia đình, Ngọc nhăn mặt:
- Vậy mà mình tưởng có gì hấp dẫn lắm.
Ngọc quăng lá thư trên mặt bàn rồi nằm duỗi người trên mặt nệm. Vừa lúc đó có tiếng mở cửa phòng. Dì Năm thò đầu vào thăm chừng. Ngọc vờ nhắm mắt giả ngủ. Dì Năm nhìn không rõ, yên tâm đóng cửa. Ngọc tin chắc là Dì lầm tưởng Ngọc đã ngủ, sẽ không trở vào nữa. Lăn trở một hồi lâu, Ngọc vẫn không ngủ được. Ngọc chống tay gượng dậy, lết lại mép giường định viết thư trả lời Như. Lá thư Như và lá thư người con trai tên Ngự vẫn nằm chơ vơ trên mặt bàn. Đột nhiên, Ngọc nảy sinh ra ý muốn làm quen với anh chàng Ngự nào đó. Tại sao không? Ngọc đang có những chuỗi ngày dài buồn thảm, viết thư cho một kẻ ở phương xa, không phải là một cách giết thì giờ sao? Biết đâu Ngọc lại chẳng tìm được trong mối tương giao này một tình bạn đẹp? Nhưng làm quen cách nào, chẳng lẽ lại nói là “Tôi bóc trộm thư của anh nên viết thư trả lời à”, kỳ quá! Nhưng nếu không thì phải nói làm sao? Lỡ mình viết cho người ta mà người ta không trả lời lại thì “quê” chết. Bao nhiếu dấu hỏi to tướng đặt ra trong đầu người con gái. Ngọc do dự cầm bút lên. Thôi cứ viết đại đi, nếu không trả lời thì… thôi, ăn nhằm gì! Nhưng bắt đầu thế nào bây giờ? Ánh mắt Ngọc nhìn chăm chăm vào trang giấy trắng, dường như chính tờ giấy sẽ giúp cô tìm được cảm hứng vậy. Cuối cùng Ngọc viết:
“Sài Gòn ngày…
Thưa anh.
Trong một sự tình cờ, lá thư của anh gởi cho người em gái tên Trần Mỹ Ngọc đã đến tay tôi, một người con gái cũng mang tên Ngọc nhưng là Đỗ Ngọc. Có lẽ anh rất ngạc nhiên và khó chịu nữa khi thấy tôi đã xem lá thư anh, nhưng anh tha thứ bởi vì chính tôi cũng không hiểu vì sao tôi lại mở thư ra đọc và bây giờ viết thư cho anh. Anh có cho sự đường đột của tôi là quá đáng không? Nếu có, xin anh vui lòng xem như không có lá thư này!”
Ngọc dừng bút đọc lại mấy dòng chữ vừa viết. Được lắm, cũng văn hoa lắm! Nhưng viết tiếp gì đây? … “…tôi không biết nên viết gì nhiều đến anh khi tôi chưa được phép quen anh? À, hay là tôi kể cho anh nghe về mưa nhé! Sài Gòn bây giờ trời đang mưa. Đường phố lúc nào cũng ướt nước. Hàng cây dầu trước cửa nhà tôi ngày nào cũng bị rụng lá vì những cơn gió lớn. Tôi rất thích mưa, không biết anh thế nào? Ở xa quê hương như vậy, anh có nhớ quê không? Riêng tôi, tôi vẫn ao ước được đi du lịch một chuyến, nhưng điều đó có lẽ khó thực hiện lắm. Quên nói với anh là tôi học rất dở và ưa thích âm nhạc. Tôi biết chơi guitar, chút xíu thôi. Anh có thích đánh guitar?
Thôi tôi xin tạm dừng bút! Chúc anh mọi điều may mắm và rất trông thư anh – nếu có.
Kính
Đỗ Ngọc
Ngọc đọc lại lá thư của mình nhiều lần thấy nó lủng củng làm sao, đầu chẳng ra đầu, đuôi chẳng ra đuôi. Ngọc đã đọc nhiều văn, có lúc Ngọc đã tưởng mình có thể trở thành một nhà văn nữa đấy! Thế mà khi viết thư cho người lạ thì viết chả ra hồn gì! Thôi kệ, cứ gửi coi người ta có trả lời không? Nếu trả lời thì mình có thêm một người bạn ở xa, không thì thôi! Ngọc nghĩ thầm như vậy rồi kéo ngăn tủ lấy bì thư. Ngọc nắn nót đề tên và địa chỉ theo góc bì thư. Ngày mai sẽ nhờ Hoàng gởi dùm. Không biết Hoàng có chịu gởi không nhưng nếu không nhờ Hoàng thì nhờ ai bây giờ? Dì Năm đâu có biết ra bưu điện gởi thơ đi nước ngoài? Còn ba? Thôi, không dám nhờ ba đâu. Ngọc nghĩ là mình sẽ ngoại giao với Hoàng cho kỹ thế nào cũng nhờ được. Ngọc dán lá thư cẩn thận rồi lăn người nằm xuống. Lá thư của Như vẫn chưa được trả lời.
lồn
- Anh Hoàng nè!
Tiếng Ngọc dịu dàng bên tai. Hoàng ngẩng lên:
- Sao Ngọc?
- Ngọc nhờ anh ngày mai đi học ghé bưu điện bỏ dùm Ngọc lá thư.
Hoàng ngạc nhiên:
- Ủa, thư thì Ngọc nhờ ông đưa thư bỏ dùm, lâu nay Ngọc vẫn nhờ thế mà.
Ngọc lắc đầu:
- Phải rồi, nhưng…
Hoàng cắt ngang:
- Thư cho Như chứ gì?
Ngọc ấp úng, tự dưng Ngọc thấy ngài ngại:
- Không phải, nhưng… thư này gởi đi nước ngoài.
Hoàng “à” một tiếng rồi nói:
- Thế à? Ờ… để đó anh gởi.
Ngọc vuốt tóc nhìn Hoàng:
- Anh nhớ gởi sớm dùm Ngọc nhe.
Hoàng cười:
- Thư cho ai đó! Hối lộ anh đi, không anh mét.
Ngọc bậm môi:
- Thư cho bạn Ngọc.
Hoàng liếc nhìn thấy Ngọc cầm lá thư giấu sau lưng.
- Đưa đây anh bỏ cho, đùa đó chớ ai mà dám ăn hối lộ của cô.
Ngọc e dè đưa lá thư cho Hoàng:
- Cám ơn anh trước.
Hoàng mỉm cười:
- Có gì đâu mà ơn với nghĩa. Ngọc lại khách sáo rồi. À, mà sao lâu nay Ngọc không nhờ anh gởi?
Ngọc nói dối:
- Tại mới đi, bạn Ngọc mới qua bên đó.
Hoàng nói bâng quơ:
- Vậy hả, vậy mà anh mới biết.
Ngọc hỏi:
- Anh nói gì ạ?
Hoàng lắc đầu:
- Không, không anh có nói gì đâu.
Rồi Hoàng đứng lên:
- Thôi, anh về nghe.
Ngọc ngạc nhiên:
- Hôm nay sao anh sớm vậy?
Hoàng thoáng bối rối nói nhanh:
- Hôm nay… anh hơi bận tí việc.
Hoàng đi ra đến cửa Ngọc còn dặn với:
- Nhớ bỏ thư dùm nha anh Hoàng.
Bước ra khỏi cổng nhà Ngọc, Hoàng chậm bước lại. Cơn hậm hực từ đâu kéo đến với Hoàng ngay lúc nhìn chiếc bì thơ. Ngọc nhờ gởi. Bạn Ngọc? Lâu nay Hoàng có bao giờ nghe Ngọc nhắc đến người bạn nào đâu mà bây giờ gởi thư? Ngọc lại có vẻ quý mến người bạn mới này… Hoàng nhìn lại bì thư, và tên người nhận. Lòng Hoàng phân vân buồn. Ừ nhỉ, lâu nay Hoàng nghỉ là Ngọc không hề quen một ai ngoài mình, thế mà…
- Ê Hoàng!
Giọng con trai gọi lớn. Hoàng quay phắt lại. Thịnh rà chiếc Honda sát bạn!
- Đi đâu lang thang giống thất tình vậy mày?
Hoàng nhếch môi:
- Thất tình thật chứ còn giống nỗi gì.
Thịnh cười ha hả:
- Vậy sao? Lên đây tao làm cho mày vui tức thì.
Hoàng leo lên yên sau:
- Chở tao ra bưu điện Sài Gòn đi mày.
Thịnh rồ máy, chiếc Honda lao mạnh làm Hoàng phải vịn vào hông Thịnh. Thịnh vẫn lớn giọng:
- Ra bưu điện chi? Đánh điện cho bồ hả?
- Còn lâu, gửi thư thôi.
Thịnh dừng xe trước bưu điện:
- Lẹ nghe mày. Cà rà tao đi mất à.
Hoàng phóng ba bước một vào. Bỏ xong thơ cho Ngọc, Hoàng thấy lòng mình trống rỗng kỳ lạ. Dường như vừa mất mất một chút gì thân thiện và gần gũi trong tầm tay. Thịnh ngó bạn:
- Sao thấy mày buồn buồn.
- Vậy hả?
Thịnh gắt:
- Thằng khỉ này, bữa nay ai hớp hồn hả?
Hoàng không đáp lời bạn, hỏi lại:
- Chở đi đâu đây?
- Lại tụi thằng Tứ rồi đi đánh billard chơi cho đỡ buồn chứ làm gì.
Hoàng thở ra:
- Vậy mà tưởng gì.
Thịnh nhe răng cười rồi phóng đi.
Buổi sáng tạnh ráo. Mặt trời đã lên khá cao… Ngoài sân mấy vũng nước do cơn mưa đêm qua còn đọng lại từng vũng, lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Cây trứng cá tươi hơn sau cơn mưa đêm rầm rộ. Hàng cây trước nhà xanh mướt lá hùng dũng oai nghi chấn ngự hai bên lề đường. Nơi thềm nhà sát khung cửa sổ, cây hồng Đà Lạt nở một nụ hồng thật đẹp, phô mình tươi như sức sống của thiếu nữ đương thì. Hơi đất nhẹ nhàng quyện với mùi hoa Huệ cắm trong bình lan trong phòng khách. Ngọc ngồi thừ người bên cửa sổ chăm chú nhìn ra cổng. Từ hôm nhờ Hoàng gửi lá thơ đi, ngày nào Ngọc cũng trông thơ cả. Chính Ngọc cũng tự ngạc nhiên về mình. Không hiểu sao Ngọc nghe náo nức! Cảm giác thật kỳ lạ! Lần đầu tiên Ngọc biết thế nào là chờ mong! Trong đời, Ngọc đã tưởng mình không bao giờ bắt gặp một cảm giác nào khác hơn nỗi buồn thiên thu của kẻ tàn phế! Sự chờ đợi thổi vào tâm hồn Ngọc một nguồn sống mới. Có một chút gì nhẹ nhàng mà hồi hộp mà làm Ngọc xúc động lạ lùng! Mỗi lần ông đưa thư đi qua ngõ, Ngọc đều mong sẽ có thư Ngự nhưng chỉ là thư Như. Như trách Ngọc lười viết thư và kể tiếp chuyện anh chàng tán tỉnh Như. Đã ba lá thư, Ngọc vẫn chả hồi âm. Không biết sao từ lúc viết thư làm quen Ngự và đâm ra lười cả học hành làm Hoàng phải nhắc nhở. Ngọc biết thái độ của mình chắc sẽ làm Hoàng khó chịu nhưng Ngọc tự chủ được.
- Thư đây! Ai ra lấy thư.
Giọng nói quen thuộc kéo dài trước cổng. Con tim Ngọc co thắt nhanh hơn lúc bình thường. Ngọc gọi lớn:
- Dì Năm ơi, thư!
Dì Năm bước ra cầm lá thư trao cho Ngọc:
- Thư của con.
Bàn tay Ngọc chợt run lên khi ánh mắt chạm phải bì thư. Thư của Ngự! Dì Năm xuống nhà, Ngọc cầm lá thư không dám xé! Tự dưng Ngọc hồi hộp lạ lùng. Vậy là Ngự bằng lòng hồi âm cho Ngọc. Ngự cho phép Ngọc làm quen? Lá thư sẽ giải đáp biết bao thắc mắc trong đầu óc thiếu nữ. Ngọc bóc lá thư.
Elpaso… ngày…
Đỗ Ngọc,
Tôi thú nhận là rất ngạc nhiên khi nhận được thư Ngọc, nhưng mà là ngạc nhiên vô cùng thích thú. Cám ơn Ngọc đã cho tôi được hưởng một bất ngờ hạnh phúc.
Để tôi giới thiệu sơ về cái “tôi” của mình nhé, tôi hai mươi tư, hiện đang học năm cuối của ngành kỹ sư tại đây. Tôi có một bà mẹ và đứa em gái mà Ngọc đã biết sơ qua về lá thư đi lạc. Có lẽ sự dung rủi nào đó đã cho phép chúng ta quen nhau. Ngọc viết thư rất dễ thương, tôi đọc đi đọc lại hoài và buổi tối khi các bạn trong phòng ngủ hết tôi trở dậy lấy thư của Ngọc ra đọc rồi trả lời Ngọc. Ngọc viết thư khiến tôi nhớ quê hương! Ngọc thích mưa là chúng ta gặp nhau ở một điểm rồi đó. Tôi cũng mê mưa không chịu được, nhất là mưa đêm. Hồi còn ở Sài Gòn tôi vẫn có cái thú khoác áo mưa đi vào, đi lang thang trong cơn mưa tìm một nơi ấm cúng. Tuyệt vời đó Ngọc. Đối với tôi Sài Gòn có nhiều kỷ niệm bởi vì tôi sinh ra và trưởng thành tại đó. Đọc thư Ngọc đột nhiên tôi thèm trở về Sài Gòn, nói chuyện với người Việt Nam bằng tiếng Việt Nam, ăn hột cơm trắng với món cá kho tộ của dân Nam chúng ta và nghe đứa em gái nói chuyện tình yêu của nó…
Tôi định viết về đời sống bên này nhưng bây giờ thấy không cần thiết. Rất mong Ngọc sẽ nhận và viết cho tôi thường xuyên như nỗi an ủi của một người xa quê. Tôi nói thế này Ngọc có tin không. Tôi không có một người bạn gái nào ở đây! Chán lắm, và cả ở Việt Nam nữa. Tôi đã nghĩ về Ngọc như một người bạn duy nhất.
Chờ thư Ngọc.
Trần Hoàng Ngự.
Ngọc áp lá thư lên ngực, nỗi sung sướng đột ngột và lạ lùng tràn ngập từng tế bào của da thịt. Ngọc nhìn bầu trời, như xanh thêm, đẹp thêm và nụ hồng ngoài cửa sổ chừng như tươi thắm rực rỡ hơn nhiều lắm. Lời thư của Ngự thật lạ và thật lôi cuốn. Ngọc đọc đi đọc lại lá thư hai ba lần, lần nào Ngọc cũng xúc động. Cảm giác đầu tiên bắt gặp đó làm Ngọc xôn xao khôn cùng – Trần Hoàng Ngự! Viết thư rất hay và thân thiết mặc dù mới quen nhau qua lá đầu! Ngọc không ngờ nỗi chờ mong của mình đã được đáp ứng. cơn buồn chợt nhường chỗ cho nỗi vui! Và nỗi vui đã ngăn chặn mọi giác quan ghi nhận sự chuyển động chung quanh đời sống! Hoàng đến sau lưng lúc nào mà Ngọc vẫn không hay, tay vẫn còn cầm lá thư! Mắt Hoàng như tối lại, chút bực tức làm Hoàng suýt bước trở ra. Nhưng Ngọc đã chợt quay lại. Thấy Hoàng, Ngọc reo lên:
- Anh Hoàng!
Hoàng chua chát nghĩ thầm, cả gần mấy tháng nay mới thấy Ngọc vui một chút, có lẽ nhờ lá thư trên tay. Thấy Hoàng vẫn bất động trên khuôn cửa, Ngọc lăn xe đến gần:
- Anh sao thế!
Hoàng trấn tĩnh thật nhanh:
- Không! Anh có sao đâu . À, hôm nay có gì vui vậy?
Ngọc giơ lá thư lên:
- Nhận được thư.
Hoàng cố làm ra vẻ tự nhiên:
- Thế a? Thư gì mà vui vậy.
Ngọc cười bí mật:
- Thư người quen.
Giọng Ngọc ríu rít như chim non. Ánh mắt Ngọc ngọt như giòng suối. Thì ra lá thư có tác dụng lớn đến ngần ấy. Hoàng im lặng vào lấy đàn. Ngọc nói:
- Hôm nay Ngọc hát cho anh Hoàng nghe.
Hoàng nhếch môi:
- Lâu lắm mới thấy Ngọc đòi hát.
Ngọc vui vẻ:
- Chớ sao! Hát thật hay là khác. Anh đàn nhé.
- Ngọc hát bản gì?
- Bản “Như Cánh Vạc Bay”.
Hoàng so dây. Ngọc lim dim đôi mắt, môi tròn nụ cười, rồi cất giọng hát. Bàn tay Hoàng thờ ơ trên giây đàn. Khuôn mặt Ngọc thật đẹp, thật dễ thương, nhưng có phải là dễ thương cho mình đâu? Hoàng mỉa mai nghĩ thầm.
“Nắng có còn hờn ghen môi em, mưa có còn buồn trong mắt trong. Từ lúc đưa em về, là biết xa ngàn trùng… suối đón từng bàn chân em qua, lá hát từ bàn tay thơm tho… lá khô vì đợi chờ, cũng như đời người mãi lênh đênh…”
Hoàng nói:
- Hôm nay Ngọc hát hay quá.
- Thật không anh?
Hoàng gật đầu. Ngọc chỉ tay ra cửa sổ:
- Hôm nay tạnh ráo, đẹp trời hả anh.
- Ngọc thấy vậy sao?
- Dạ, Ngọc thấy hôm nay yêu đời lắm.
Bàn tay Hoàng co lại để giữ cho cơ thể một thế quân bình.
- Anh thấy không, cây hồng cũng nở thêm bông, nó chúc vui Ngọc đó!
- Thế à!
Ngọc không để ý đến vẻ khác thường của Hoàng. Người con gái đang reo vui trong một trạng thái tình cảm mới, và Hoàng là chứng nhân duy nhất.
Sau khi tập xong mấy bản cũ, Hoàng đứng lên ra về. Ngọc phụng phịu:
- Anh Hoàng ở lại chút xíu nữa đi. Gì mà anh về sớm hoài. Anh ở lại nói chuyện với Ngọc đi.
Hoàng do dự:
- Có cần thiết không?
- Cũng không cần lắm. Nhưng Ngọc không thích anh về.
Câu nói làm Hoàng xao xuyến, dù Hoàng biết là Ngọc không nghĩ gì khi nói câu đó. Con người lãng mạn trong Hoàng vẫn dễ tha thứ và dễ tự an ủi. Hoàng ngồi xuống cạnh Ngọc:
- Rồi, thì ở lại một chút.
Ngọc nghiêng đầu cho mái tóc chảy mềm mại trên vai, một cử chỉ làm duyên của người thiếu nữ bất hạnh. Hoàng lặng ngắm nhìn Ngọc. Cả hai cùng im lặng nhưng mỗi người cùng theo đuổi một ý nghĩ khác. Tuy Ngọc không nói gì với Hoàng nhưng Ngọc cần Hoàng ngồi đó. Ngọc đang sung sướng, và Ngọc muốn có kẻ chia sẻ sự sung sướng đó của mình dù Ngọc không nói gì cả. Còn Hoàng, Hoàng mang tâm trạng của một kẻ thua cuộc anh dũng đứng nhìn địch thủ nhận chiến thắng mà không làm một phản ứng nào bất lợi cho hắn ta! Hoàng câm nín và che giấu cảm tình đối với Ngọc để giờ phút này, nhìn niềm vui đến với Ngọc qua một kẻ khác… nhưng Hoàng biết mình không thể làm gì khác hơn! Nếu còn muốn nhìn thấy Ngọc, gần gũi Ngọc, Hoàng chỉ còn biết im lặng nhận chịu tất cả…
Đối với Ngọc bây giờ, đời là những ngày tháng rất đẹp, ngồi bên cửa sổ chờ thư Ngự. Nửa năm trời trôi qua với rất nhiều cánh thư từ nửa quả địa cầu bay về. Đó là nguồn sống duy nhất cho Ngọc. Ngự viết những lời thư thật đẹp :
“…bây giờ, đối với tôi, Sài Gòn trở nên địa danh hết sức lôi cuốn bởi vì ngoài tình yêu quê hương, nơi đó còn có mẹ tôi, em gái và bạn nữa. Nhưng hơn thế nữa, nơi đó có Ngọc và lời thư thân quen. Tôi thèm về Sài Gòn…”, hay là : “…Nhiều lúc tôi nghĩ giá như bây gờ mình đứng ở phi trường nhìn qua phòng đợi để thấy mẹ, em gái và một người nữa chờ mình… có lẽ tôi sẽ hạnh phúc đến ngất ngây…”
Lời Ngự làm Ngọc vui bao nhiêu thì cũng khổ bấy nhiêu. Ngự mơ ước một ngày trở về có Ngọc đón đợi! Nhưng Ngự làm sao biết được Ngọc chỉ là một người con gái tật nguyền! Liệu khi biết rồi, Ngự sẽ nghĩ thế nào về Ngọc? Và Ngọc có nên để Ngự thất vọng đến thế không?
Những lá thư đến và đi và đã tạo trog Ngọc một thứ tình cảm mới lạ. Hơi lâu mà không có thư Ngự và Ngọc đâm ra bồn chồn không làm được gì cả, không muốn nói chuyện với ai và cáu kỉnh. Nhiều đêm đang ngủ Ngọc giật mình tỉnh giấc lo sợ cho một ngày về! Lúc đó sẽ ra sao? Nhiều lúc trong giấc ngủ, Ngọc mơ thấy mình đi bên Ngự nhưng khi tỉnh dậy, Ngọc lại khóc thầm bên gối. Chỉ là một hạnh phúc mỏng manh đang chờ lịm tắt theo ngày về càng gần với Ngự.
Mỗi tuần, Hoàng vẫn lặng lẽ mang thư đi gửi, có khi mỗi tuần đến hai cái. Niềm an ủi lớn của Hoàng bây giờ là nghe Ngọc ríu rít kể chuyện về người quen ở xa. Nhiều lúc Ngọc kể về thời tiết sống ở Elpaso qua lời thư Ngự mà cứ y như Ngọc đã từng sống ở bên đó. Niềm say mê đã đánh tan nỗi ưu tư bất hạnh của Ngọc nhưng lại làm dâng cao trong Hoàng cơn đau vô bờ bến. Chỉ còn mỗi lối thoát cho Hoàng là nhìn hạnh phúc của Ngọc mà vui. Nụ cười luôn nở trên môi Ngọc, những tình ca được hát bằng âm thanh sôi nỗi của một kẻ đang yêu. Ngọc vẫn vô tình nói với Hoàng về tình cảm mới đến của mình. Nhiều lúc huyên thuyên nói Ngọc bất chợt định thần nhìn lại thấy Hoàng đang thẩn thờ nhìn đâu đâu. Những lúc đó nếu Ngọc giận hờn, Hoàng vội vàng xin lỗi, nhưng nét buồn vẫn luôn luôn hiện trên nét mặt của Hoàng.
Riêng phần Ngọc, nỗi lo sợ lớn nhất là ngày về của Ngự! Ngọc không biết lúc đó mình sẽ làm gì, sẽ giải quyết cách nào! Qua lời thư, Ngọc chắc chắn Ngự phải thương Ngọc như Ngọc đang thương Ngự! Nhưng đó là Ngự thương Ngọc qua những hình ảnh lành lặn, bình thường kia. Có bao giờ Ngự tưởng tượng được cô bé Ngọc đáng yêu trong hình dung của Ngự lại ngồi trên một chiếc xe lăn? Chắc chắn là không! Nhưng thôi, càng nghĩ đến đó càng đau lòng. Ngọc chỉ biết đọc thư Ngự để thấy là còn có Ngự, thế thôi…
- Có lẽ sắp hết mùa mưa rồi phải không anh Hoàng?
Ngọc hỏi nhỏ, mắt mơ màng nhìn ra ngoài trời – Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đêm sâu thăm thẳm. Cơn mưa dứt đã lâu nhưng hơi ẩm ướt vẫn còn vương lại Hoàng ngồi trên tay chiếc canapé, Ngọc ngồi lạnh trong xe lăn. Ánh đèn neon tỏa sáng căn phòng ấm cúng. Hoàng khoanh tay nhìn trời, lơ đãng:
- Có lẽ thế!
Ngọc chép miệng:
- Hết mùa mưa buồn ghê.
Hoàng nheo mắt:
- Mưa mới buồn chứ.
- Buồn nhưng vui. Anh có thích đi lang thang trong mưa đêm, rồi chui vào quán cà phê không?
Hoàng nhìn Ngọc:
- Ai nói cho Ngọc biết cái thứ đó?
Ngọc mỉm cười:
- Ngự cũng thích vậy!
Tim Hoàng chợt nhói lên. Ngự! Lúc nào cũng ở trên đầu môi Ngọc. “Ngự nói vậy”, “Ngự viết vậy” rồi bây giờ “Ngự thích vậy”. Tiếng nói muốn thoát ra mà nghẹn lại nơi cổ Hoàng. Ngọc vô tình tiếp:
- Lúc trước Ngọc chưa biết, nhưng sao thấy Ngự nói đến Ngọc cũng đâm ra thèm.
Hoàng muốn nói một câu gì khiến Ngọc đau đớn nhưng Hoàng dừng lại kịp thời. Ngọc không có lỗi gì cả. Hoàng không có quyền hành hạ Ngọc dù là bằng lời nói. Ngọc cao giọng:
- Ngự có nhiều cái tính rất hay và lạ. Chẳng hạn như Ngự thích mùi hương của hoa bưởi, thích màu tím nhàn nhạt của hoa khế! Anh Hoàng thấy không? Tính Ngự giản dị lắm đó chứ!
Hoàng thẫn thờ!
- Có lẽ thế!
Ngọc hát nho nhỏ một đoạn nhạc của bài “Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu” Hoàng chợt cau mày, gọi khẽ:
- Ngọc!
Ngọc ngưng hát:
- Dạ?
- Thôi, đừng ca nữa.
Đôi mắt Ngọc mở to trong nỗi kinh ngạc lớn.
- Sao vậy anh?
- Anh… không thích.
Ngọc mỉm môi. Chưa bao giờ Ngọc thấy Hoàng có thái độ bất lịch sự như vậy. Từ lâu nay, Ngọc thấy Hoàng có vẻ hơi thay đổi, nhưng không để ý đến chuyện đó. Có lẽ Hoàng gặp một chuyện buồn gì đó cũng nên? Nghĩ vậy Ngọc mỉm cười vui vẻ:
- Anh ra lệnh Ngọc xin tuân ngay.
Hoàng hối hận liền tức thì nhưng thật tình Hoàng không tự chủ được. Bài hát đó Hoàng rất thích và chính Hoàng mang lại tập cho Ngọc hát, nhưng Hoàng lại không muốn Ngọc hát nó trong trạng thái lâng lâng của tình cảm. Ngọc với Ngự! Hoàng là con người, Hoàng biết ích kỷ, nhất là ích kỷ trong tình cảm. Điều đó bình thường và giản dị,
Giưa hai người sự im lặng chợt biến thành một bức tường lặng lẽ mà kiên cố. Đêm lênh láng muôn ngàn sợi đan ngang dọc với nhau, tâm hồn mở rộng trong đêm thanh nhưng tâm hồn cũng rất dễ đóng kín lại trong đêm sâu.
Có tiếng phi cơ bay ngang trời, âm thanh xé gió vun Dìt nghe não nuột. Hoàng định lên tiếng nói một câu xin lỗi Ngọc nhưng rồi Hoàng lại thôi. Mọi sự chỉ đến đây mình có nên tiếp tục đeo đuổi? Hoàng nghĩ có lẽ nên đi về để trả cho Ngọc sự yên tĩnh.
- Thôi anh về!
Ngọc không cản:
- Vâng ạ.
Hoàng buồn giọng:
- Mai Ngọc học chứ?
Ngọc thở ra, nghĩ đến mối hoài nghi giữa Hoàng và mình, nghĩ đến thái độ của Hoàng.
- Hay mai anh cho Ngọc nghỉ một hôm.
- Tùy Ngọc vậy.
Hoàng buông thõng và bước nhanh ra cổng. Tự dưng Ngọc thấy có một cái gì vướng víu. Hình như từng bước đi của Hoàng có mang theo một ít sức sống của Ngọc. Ngọc bất chợt gọi:
- Anh Hoàng!
Hoàng quay lui thân hình nhưng vẫn không bước lại.
- Gì đó Ngọc?
Ngọc không biết tại sao lại gọi Hoàng! Có gì để nói đâu? Có gì để giữ lại đâu?
- Dạ… không! Ngọc xin lỗi anh.
Hoàng không nói gì lặng lẽ đi. Ngọc bỗng muốn khóc mà không hiểu sao mình lạ lùng vậy. Gió thổi mạnh hơn và cây trứng cá tội nghiệp cong mình như muốn gãy. Ngọc thấy cô đơn lạ lùng. Phải chi Hoàng đừng về có lẽ Ngọc đỡ bắt gặp cảm giác ấy không? Ngọc không giận gì Hoàng nhưng Ngọc linh cảm có gì không ổn. Ngọc gọi lớn:
- Dì Năm ơi Dì Năm!
Dì Năm chạy ra:
- Gì con?
- Dì ra đây chơi đi Dì, con ngồi một mình buồn quá.
Dì Năm đến cạnh Ngọc:
- Ủa thế cậu Hoàng đâu?
- Anh ấy về rồi.
- Sao con không giữ cậu ấy ở lại nói chuyện chơi cho đỡ buồn. Dì đang bận dở tay.
Ngọc chép miệng:
- Thôi Dì làm tiếp đi, con ngồi một mình!
Dì Năm ái ngại nhìn Ngọc chăm chăm rồi chậc lưỡi quay gót. Ngọc chống tay vào cằm, hình như có lúc nào đó mình không còn ý nghĩ nào trong đầu óc cả. Trắng xóa như tờ giấy trắng tinh tươm. Những lúc đó mới đáng sợ. Vả chắc chắn là Ngọc không bao giờ muốn có.
Đi trên con đường quen thuộc từ nhà mình tới nhà Ngọc như mọi khi, mà sao Hoàng cảm thấy mọi thứ như thay đổi … một màu tăm tối trải dài trên con đường heo hắt như những Ngọc
- Ring … ring … ring
Tiếng chuông điện thoại của Hoàng reo lên.
- Alo, đang ở đâu đó. Đi uống ly cà – phê nhé? Đầu dây bên kia Thinh có vẻ rất vui nhanh nhảu nói.
- Tao đang mệt lắm, để khi khác được không?
Hoàng mệt mỏi đáp trả
- Sao thế? Lại thất tình đó à? Hôm nay con Thúy nó rủ tao và nói rủ cả mày đi luôn đó, chắc Thúy vẫn lặng long với mày lắm, có đi thì 8h tối chỗ cũ nhé?.
- Ừ tao biết rồi, có gì được thì tao sẽ tới, thôi nhé bye.
Về nhà được một lúc, Hoàng chán nản nằm một chỗ, chuông điện thoại lại reo lên, có một tin nhắn từ số máy lạ
“Anh Hoàng ra chỗ hẹn đi hihi, em với anh Thịnh chờ lâu rồi đó, zậy nha …”
Có lẽ đó là Thúy, người yêu cũ của Hoàng, sđt này có lẽ đã bị Hoàng xóa khỏi danh bạ từ lâu. Đang chán nản nên Hoàng ra chỗ hẹn với Thinh và Thúy cho khuây khỏa.
*Thúy là một cô gái đẹp. Vẻ đẹp đẫm mầu sương gió của thời gian. Đã lâu lắm rồi Hoàng mới gặp lại người con gái ấy. Cô người yêu bé nhỏ xinh xinh, hồi ấy mấy thằng bạn than thường gọi như thế mỗi khi nhắc đến Thúy. Đi bên Hoàng, Thúy nhỏ nhắn như một con búp bê, hai má bầy bĩnh luôn ửng hồng, mái tóc dài luôn xõa ngang lưng. Hoàng và Thúy bắt đầu tình yêu thừ quán cà phê này và cũng là nơi đây 6 tháng sau Thúy nói lời chia tay…
- Chúng ta chia tay anh nhé? Thúy nói điều đó sau động tác hất tóc ra sau rất dứt khoát. Hoàng hỏi lại dù biết điều đó là ngới ngẩn.
- Em muốn như vậy ?
Thúy nhìn hoàng với ánh mắt trong veo, không ngấn nước như những cô gái khác mà Hoàng vẫn thường thấy trong phim ảnh. Người ta nói điều đó hết sức đau khổ, tiếc nuối còn Thúy nói điều đó vô cũng dễ dàng, dửng dưng như đang nói điều gì đó hết sức bình thường, thường nhật
- Vậy nhé.
Rồi Thúy quay bước đi. Dáng bình thản. Hoàng nhìn theo một lúc, bất chợt cảm giác đăng đắng trong cổ họng và có cái gì đó đăng chảy dài trên má … *
- Ủa Thịnh đâu rồi Thúy … Thúy chờ anh lâu chưa?
Thúy bật cười.
- Sao lúc nào anh cũng hỏi những câu hỏi như thế nhỉ, anh Thịnh chờ anh lâu quá vợ gọi về rồi? Thủy vừa cười vừa nói.
Hoàng ngại ngùng. Ngày trước Hoàng cũng hay bật ra nhưng câu hỏi mà theo Thúy là ngớ ngẩn, không rõ mục đích mà cũng rất khó để trả lời. Đại loại như “Cái áo đó đẹp lắm sao mà anh thấy em thích?” hoặc “Ngày mai chủ nhật, em có ở nhà không?”
Hoàng biết Thúy đang cảm thấy bực mình trước câu hỏi đầu tiên sau nhiều năm không gặp. Tự dưng Hoàng đưa bàn tay trái xoa xoa lên bắp tay của tay phải, nơi ngày xưa Thúy thường ngắt.
- Thì tính anh như vậy … quen rồi …
Thúy bật cười, giọng cười vang lên thánh thót giữa hành lang giảng đường vắng lặng.
-Em vào đây tìm anh.
Hoàng tròn mắt nhìn Thúy. Thúy bước chân ra phía cầu thang, tựa người lên thành ban công, đúng nơi ngày xưa Thúy hay đứng chờ Hoàng.
-Em mới về hôm thứ bảy tuần rồi. Gặp anh Trung, anh nhớ Trung lớp KD8 không?
-À, Trung mập hả? Anh cũng mới gặp hôm đưa sinh viên đi thực tập…
Thúy gật đầu:
-Em hỏi thăm anh, Trưa nay em định ghé vào xin địa chỉ của anh thôi, không ngờ lại gặp anh. Anh vẫn vậy.
Câu kết luận của Thúy làm Hoàng bối rối. Thúy khuấy nhẹ ly cam vắt bằng cái ống hút, động tác quen thuộc mà Hoàng đã thấy từ mười sáu năm trước. Hồi ấy, Thúy cũng làm như thế vào một buổi trưa, à không, chính xác là 2 giờ kém 1 phút (vì ngay sau câu nói của Thúy thì đồng hồ điện tử trên tay Hoàng tít một cái) và tuyên bố:
- Nhà muốn em đi nước ngoài – Cái ống hút trên tay Thúy dừng lại, nước cam trong ly xoay vòng. Anh Hai em sẽ làm mai cho em một ông bạn. Nghe nói ông này cũng còn trẻ, khoảng 31.
Tiếng tít từ chiếc đồng hồ điện tử bằng nhựa đen thui giúp Hoàng tránh được cái tíc tắc ngỡ ngàng khi Thúy dứt câu. Phản xạ tự nhiên khiến Hoàng đưa tay lên, ngó đồng hồ. Thúy ngước nhìn Hoàng.
-Sao anh không nói gì?
-Nói gì?
Thúy căng bầu ngực rồi thở dài, nhếch mép:
-Em muốn biết ý anh thế nào?
Hoàng chống chế:
-Làm sao anh có ý kiến được, chuyện của em mà.
Thúy im lặng, dùng đôi môi ngậm lấy đầu ống hút. Hoàng biết Thúy không hề uống nước. Lúc đó Thúy đang nghĩ gì, Hoàng không biết nhưng Hoàng thì suy nghĩ nhiều lắm. Biết bao ý nghĩ cùng lúc dồn về.
Thúy nghiêng đầu ngó ly nước trên tay Hoàng:
-Anh không uống cà phê nữa à? Chuyển qua đá chanh từ lúc nào vậy?
Hoàng cười, lắc đầu:
-Đứng giảng nói nhiều, uống nước chanh tốt cho cổ họng hơn. Với lại, từ lúc em đi, anh mới cảm thấy cà phê không chỉ đen mà còn…đắng.
Thúy bật cười khúc khích:
-Thật vậy sao?
Thật chứ. Điều đó Thúy đâu có biết được. Khi Thúy nói ý định của gia đình Thúy, muốn Thúy xuất cảnh, Hoàng tin. Đã nhiều lần, Thúy kể về ước mơ được ra sống ở nước ngoài, như mấy người anh của Thúy. Mấy năm trước, chuyện đi nước ngoài đâu có dễ dàng như bây giờ. Thúy có đến hai người anh, họ sang Mỹ từ những năm 80, dư sức bảo lãnh cả nhà Thúy qua nhưng cha mẹ Thúy không muốn đi vì họ cảm thấy mình già rồi, sống chẳng được bao lâu. Người già thường thích được gắn bó những năm cuối đời mình với quê cha đất tổ. Thế là họ phải tìm cách khác cho Thúy đi, đó là lấy chồng Việt kiều.
-Hồi đó, anh đã chạy trốn em phải không?
Hoàng thở dài:
-Anh không biết làm gì khác…Mà sao em lại đột nhiên bỏ học?
-Em cũng…chạy trốn anh. Lúc đó, chỉ cần anh bảo em đừng đi, em sẽ không đi đâu hết. Nhưng anh đâu có nói gì…Em quyết định nghỉ học, chấp nhận sự dàn xếp của gia đình, đi học tiếng Anh, đi học làm móng, học thêu và…chờ ngày đi.
Thương ai về ngõ tối
Sương rơi ướt đôi môi
Thương ai buồn kiếp đời
Lạnh lùng ánh sao rơi
Thương ai về ngõ tối
Bao nhiêu lá rơi rơi
Thương ai cười không nói
ngập ngừng lá hôn vai
Giọng hát da diết của Phương Thanh chen vào sự im lặng giữa hai người. Bài hát “Thương một người” Hoàng đã nghe hàng nghìn lần nhưng chưa bao giờ Hoàng cảm thấy nó hay như thế.
Bất chợt, Thúy ngồi thẳng người, đưa bàn tay về phía Hoàng.
-Thôi, không nhắc lại nữa. Chuyện cũ bao giờ cũng buồn. Em về đây, gặp anh, biết cuộc sống của anh như thế là em an tâm.
Hoàng ,cười:
-Em không quên anh là anh cũng vui rồi…
Giọng cười Thúy cắt ngang:
-Quan trọng là ông xã em và bà xã anh không biết chúng ta đã gặp nhau. Thôi, anh ghi cho em số điện thoại để có gì liên lạc sau. Lát nữa em phải đi thăm người bà con bên chồng, anh về nhà trước nhé, tý về em alo.
Hai người bước ra cửa quán. Thúy chào Hoàng rồi leo lên taxi. Hoàng đứng nhìn theo, bần thần. Hoàng vẫn chưa thể quên Thúy, điều đó có thật, mặc dù Hoàng biết rõ người mà Hoàng đang yêu là Ngọc. Vì, Hoàng đã cảm thấy cổ họng mình đăng đắng. Cái vị đắng không phải của cà phê mà Hoàng cũng cảm thấy khi Thúy tuyên bố chia tay …
Còn nữa